1. Nắm rõ các giao dịch trong tài khoản ngân hàng của bạn.
2. Ngoài công việc chính, hãy làm thêm việc gì đó để kiếm nhiều tiền hơn.
3. Nhìn vào những người biết quản lý tài chính hiệu quả và tìm ra điểm khác biệt giữa họ và bạn.
4. Chia sẻ ước mơ của bạn với nửa kia (chồng/người yêu) – “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” mà.
5. Đi tìm cảm hứng từ những câu chuyện thành công của người khác và biết rằng, bạn cũng có thể làm vậy nếu thực sự muốn.
6. Tự trau dồi kiến thức về tiền bạc, kinh doanh và tài chính – bắt đầu từ hôm nay, hãy chọn một chủ đề nào đó để học hỏi, đó có thể là mục kinh doanh trên tạp chí, hoặc một blog về tài chính cá nhân hay sách vở.
7. Liệt kê mười cách giúp bạn sống xa hoa hơn với ngân sách hiện tại.
8. Suy nghĩ về những quan điểm về tiền bạc của bản thân bạn – viết chúng ra và tự hỏi liệu chúng có thật sự chính xác hay không.
9. Luôn sống chất lượng dù mức thu nhập của bạn như thế nào đi chăng nữa – cư xử đúng mực, dáng vẻ thanh tao hay nhà cửa và cơ thể sạch sẽ, chỉn chu là những thứ không tốn một đồng nào.
10. Hãy thử cắt giảm một khoản chi thường xuyên trong một tháng và xem thử liệu bạn có thật sự cần nó không – có lẽ đó là tiền mua cà phê (thay vào đó hãy tự pha), tạp chí (hãy đọc bản điện tử) hoặc những chuyến mua sắm giải khuây hằng tuần (thử tinh gọn tủ quần áo xem nhé).
11. Lướt mạng xã hội để tìm cảm hứng chỉ khi nó tiếp thêm động lực cho bạn – còn nếu nó khiến bạn cảm thấy “thiếu thốn hơn”, hãy dừng lại – thay vào đó hãy đọc một trang web thú vị khác.
12. “Điểm danh” những điều bạn vốn đã “giàu có” – tôi cá là bạn có thể liệt kê tận 100 điều!
13. Hãy đảm bảo những đồ vật xung quanh bạn đều trong tình trạng tốt và được lau chùi sạch sẽ – nếu không, hãy làm hết sức để đưa chúng về tình trạng đó hoặc loại bỏ chúng.
14. Tạo ra những hoạt động không-tốn-kém mới mẻ, chẳng hạn như bữa xế tại nhà vào cuối tuần, đi cắm trại ở công viên vào mùa hè, những đêm xem phim ấm áp tại phòng khách vào mùa đông,…
15. Vạch ra những điều bạn ưu tiên để bạn biết được mình muốn chi tiền vào những khoản nào.
16. Hãy chọn một loại hóa đơn hằng tháng nào đó mà bạn phải trả, tìm kiếm xem liệu bạn có thể đạt được mức giá tốt hơn từ các nhà cung cấp khác hay không.
17. Hết mực quan tâm những thứ bạn sở hữu.
18. Là người luôn hoàn thành nhiệm vụ – “xử đẹp” bất cứ đầu việc nào.
19. Nâng mức khoản phải trả lên 10% – đặt ra con số đấy rồi quên đi (bạn có thể thắc mắc biết kiếm đâu ra khoản 10% tăng lên này bây giờ, nhưng điều kỳ diệu là một khi bạn đã quyết định thực hiện, mọi thứ sẽ tự nhiên đâu vào đấy).
20. Đưa ra các quyết định mua sắm chậm rãi hơn – đừng vội vàng mua thứ gì đó ngay khi bạn nghĩ ra trong đầu.
21. Hãy nghĩ về khái niệm “chi phí cơ hội” – nhìn vào những món đồ bạn mua mà không động vào bao giờ, liệu số tiền ấy đáng ra đã có thể chi vào những khoản nào có ích hơn nhỉ?
22. Lập một danh sách mong muốn/danh sách quà tặng bạn thích hoặc đang cần để có thể đề xuất thứ gì đó khi ai đó hỏi rằng bạn có muốn được tặng món quà gì đặc biệt không.
23. Hãy tự hỏi: “Nếu mình trúng xổ số, mình sẽ sống một cuộc đời thế nào nhỉ?”
Từ đó xác định những giá trị cốt lõi của bản thân và sống theo chúng
24. Thử không mua thực phẩm trong một tuần ngoại trừ các mặt hàng tươi sống cần thiết (sữa, thịt, rau củ, hoa quả).
25. Nếu tủ quần áo của bạn bị quá tải, hãy lôi tất cả các món đồ ra và chỉ chọn những món mới nhất để treo lại vào tủ, sau đó hãy quyên góp số còn lại hoặc pass lại trong các hội nhóm.
26. Hãy coi sức khỏe là một phần tài sản của bạn và chăm sóc nó như những món đồ trang sức quý giá nhất, bởi nó thực sự cực kỳ quý giá.
27. Dọn… ví – lôi tất cả mọi thứ ra và chỉ đặt trở lại những thứ cần thiết; trả những thứ còn lại về đúng chỗ hoặc vứt hết đi.
28. Cân nhắc thực hiện “ngân sách tiền mặt”: Mỗi tuần bạn sẽ rút một số tiền nhất định và chỉ được tiêu chừng đó – một khi tiêu hết là thôi, bạn phải chờ đến ngày được rút tiền tiếp theo.
29. Khởi tạo một tài khoản đầu tư cho một tương lai giàu có – hãy thử xem số tiền đầu tư tối thiểu là bao nhiêu và bắt đầu thôi; tôi thích các quỹ đầu tư theo chỉ số bởi chúng có mức phí thấp, minh bạch và dễ sử dụng.
30. Khẳng định với bản thân rằng bạn giỏi kiếm tiền, như thế bạn sẽ hấp dẫn sự thịnh vượng, trù phú ngày càng nhiều hơn.
31. Hãy đặt ra cho chính mình câu hỏi này và trả lời thật lòng: “Tại sao mình lại ở trong tình hình tài chính như hiện tại, mình có thể làm gì để cải thiện đây” – hãy lắng nghe mọi lý do bạn đưa ra.
32. Đặt chế độ tự động thanh toán mọi thứ nếu có thể – thanh toán hóa đơn tự động, tiết kiệm tự động
33. Loại bỏ những từ ngữ tiêu cực về tiền bạc khỏi cuộc sống của bạn – thay vì nói “Tôi không thể mua được cái này”, hãy nó “Tôi quyết định chưa mua cái này ngay bây giờ.”
34. Tiếp thêm cảm hứng cho chính mình bằng cách đọc tự truyện của những người thành công, tự gây dựng sự nghiệp trong các lĩnh vực bạn quan tâm.
35. Trở thành một thỏi nam châm thu hút tiền bạc bằng cách trân trọng những gì bạn đang có ở hiện tại.
36. Tuyệt đối không đầu tư vào bất cứ thứ gì bạn không hiểu rõ.
37. Lập ra một kế hoạch tiết kiệm – thật thú vị khi quan sát khoản tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên trong một năm, năm năm, mười năm; và nó còn sinh lời nữa chứ.
38. Tha thứ cho bản thân về những sai lầm tiền bạc mà bạn mắc phải trong quá khứ, vì chúng ta đều như vậy.
39. Chỉ cho gia đình hoặc bạn bè mượn tiền nếu bạn cho rằng số tiền này là một món quà, chứ không phải là một khoản vay, như thế bạn sẽ không thấy bực bội khi bị quỵt nợ.
40. “Bỏ công sức nhiều hơn so với mức lương của bạn và bạn sẽ được trả công nhiều hơn những gì bạn bỏ ra” – thực hiện phương châm này là một cách tăng thu nhập nhanh chóng.
41. Cam kết thoát khỏi nợ nần và thực hiện bất cứ điều gì để làm được điều này.
42. Hãy tự làm một món ăn mà bạn vẫn thường mua hoặc ăn ở ngoài.
43. Sống giữa những thứ xinh đẹp – cắm hoa ở nhà, xếp các cuốn sách tranh thành chồng thật đẹp mắt, sắp đặt gối tựa sô pha, thi thoảng thay đổi vị trí tranh ảnh trong nhà.
44. Toàn tâm toàn ý cho những mục tiêu quan trọng trong từng giai đoạn của bạn.
45. Cho các đồng tiền lẻ vào một cái bình và bạn sẽ có thêm một khoản kha khá bất ngờ vào dịp cuối năm đấy.
46. Đăng ký làm thành viên của thư viện nếu bạn chưa tham gia hoặc tìm mua những đầu sách cũ nếu bạn là người thường xuyên mua sách.
47. Khi cần thay thế một món đồ trong nhà, hãy thử lựa chọn rẻ hơn; sau này, bạn vẫn có thể quay lại với lựa chọn ban đầu nếu không thích dùng loại rẻ này
48. “Động não” để sáng tạo ra mười cách giúp bạn tiết kiệm tiền ngay bây giờ.
49. Nếu bạn mua sắm chỉ để thấy vui hơn, hãy tự hỏi tại sao lại như thế và nhớ trả lời thành thật nhé – học cách yêu thương và chấp nhận con người của chính bạn thật sâu sắc, trọn vẹn nhé.
50. Và cuối cùng, hãy biết ơn vì bạn đang ở hiện tại, đang ở độ tuổi này – bạn đang ở đúng nơi cần ở và đã đến lúc bạn trở nên thịnh vượng, bung nở – hãy tận hưởng điều đó!